
Đăng ký nhận ưu đãi
Trám răng mang lại nhiều lợi ích quan trọng như sau:
Hiện nay, trên thị trường có sự đa dạng về các loại chất liệu được sử dụng để trám răng, bao gồm Amalgam, Composite, vàng và kim loại quý, sứ, GIC… Mỗi loại chất liệu này đều có những ưu điểm riêng biệt và thích hợp cho các tình huống khác nhau.
Amalgam là một chất liệu hàn trám truyền thống, bao gồm một hỗn hợp của bạc, thiếc, kẽm, đồng và thủy ngân, thường có màu bạc.
Đặc điểm:
Trám răng bằng vàng và các kim loại quý là một phương pháp hiệu quả, sử dụng hợp kim chứa vàng hoặc một số kim loại quý như bạc và đồng. Điều này cải thiện tính cứng và độ bền của lớp trám, đặc biệt thích hợp cho việc trám răng hàm và răng tiền hàm.
Đặc điểm:
Compomer là kết quả của việc kết hợp giữa nhựa composite và công nghệ ionomer thủy tinh. Mục tiêu của sự hợp nhất này là tạo ra một loại vật liệu kết hợp vẻ đẹp màu sắc từ composite và khả năng giải phóng florua đặc trưng của kính ionomer.
Đặc điểm:
Trám răng bằng sứ Inlay – Onlay là một phương pháp được sử dụng rộng rãi ngày nay để điều trị các trường hợp răng bị nứt hoặc hỏng lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao cấp.
Đặc điểm:
Trám răng bằng GIC rất hiệu quả trong việc xử lý lỗ răng sâu và vết nứt trên răng. Với thành phần chính là axit acrylic và bột thủy tinh mịn, không chỉ giúp khắc phục vấn đề về chức năng ăn nhai, mà còn cải thiện tạo hình và vẻ thẩm mỹ tổng thể của răng.
Đặc điểm:
Độ lâu bền của trám răng phụ thuộc vào một loạt yếu tố như loại vật liệu trám răng, vị trí cụ thể của răng cần trám và kỹ thuật thực hiện của bác sĩ. Ngoài ra, cách bệnh nhân chăm sóc răng miệng của họ cũng có tác động quan trọng đến sự độ bền của miếng trám.
Tùy theo tình trạng răng miệng và nhu cầu của từng người, có nhiều loại vật liệu trám răng đang được sử dụng để phục hình.
Mỗi loại vật liệu đều mang theo những ưu điểm và hạn chế riêng biệt, và độ bền của mỗi loại cũng không giống nhau. Vì vậy, độ bền và kết quả thẩm mỹ của việc trám răng đều phụ thuộc vào sự lựa chọn cẩn thận của vật liệu trám.
Vật liệu trám amalgam hoặc kim loại quý là những lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn có một hàm răng chắc khỏe, bền lâu. Tuổi thọ răng trám có thể lên đến 5 – 6 năm, thậm chí 10 năm nếu là vàng, bạc, đồng.
Vật liệu trám composite là lựa chọn hàng đầu của nhiều người nhờ những ưu điểm như thẩm mỹ, màu sắc, độ cứng, khả năng chịu lực và chống ăn mòn. Độ bền của vết trám composite có thể kéo dài 2-3 năm.
Răng hàm có diện tích tiếp xúc lớn hơn, do đó vật liệu trám có nhiều điểm bám hơn và ít có khả năng bị bong ra. Ngược lại, răng cửa và răng nanh có diện tích tiếp xúc nhỏ hơn, khiến miếng trám dễ bị bong ra hơn.
Tay nghề của bác sĩ, kỹ thuật trám răng và công nghệ trám răng đều là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ bền của trám răng thẩm mỹ. Nếu bác sĩ có tay nghề cao, thực hiện trám đúng kỹ thuật và sử dụng công nghệ trám răng hiện đại, miếng trám sẽ bền và khó bị bong ra hơn.
Để giữ tuổi thọ miếng trám răng lâu hơn còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc răng miệng của người bệnh. Chế độ ăn uống và cách vệ sinh răng miệng ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền của miếng trám. Vật liệu Composite là loại trám răng phổ biến, nhưng dễ thay đổi màu sắc, vì vậy cần hạn chế thức ăn và đồ uống có màu. Chăm sóc răng miệng kỹ càng cũng quan trọng để tránh bong tróc miếng trám. Trám răng có thể sử dụng trong vòng 7 đến 9 năm nếu được chăm sóc hậu trám đúng cách.
Thời gian trám răng có thể dao động từ 15-20 phút đến hơn 45 phút, tùy thuộc vào mức độ tổn thương của răng. Trong những trường hợp răng bị tổn thương nặng, người bệnh có thể phải tới nha khoa nhiều lần để trám răng.
Khi trám răng xong, , hãy đánh răng hàng ngày 2 lần bằng bàn chải lông mềm phù hợp với độ tuổi, và chải theo góc 45 độ từ trên xuống, từ trái sang phải để tránh tổn thương nướu, mài mòn răng, và bong miếng trám.
Sau khi ăn, dù có trám răng hay không, nên sử dụng nước muối hoặc nước súc miệng để làm sạch răng và khoang miệng khỏi vi khuẩn. Việc thực hiện đều đặn giúp diệt khuẩn, làm sạch răng, tạo hơi thở thơm tho và ngăn ngừa bệnh về nướu. Để đạt hiệu quả tốt nhất, súc miệng sau khi đánh răng và loại bỏ mẫu thức ăn ở kẽ răng. Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối trong khoảng 1 phút hoặc 3-5 phút.
Để bảo quản vết trám răng lâu dài, cần giới hạn tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường và acid sau khi trám răng. Nếu tiếp tục tiêu thụ thực phẩm giàu đường và acid mà không điều chỉnh chế độ ăn uống, có thể dẫn đến tình trạng rò rỉ vết trám răng, gây ra sâu răng và tạo điều kiện cho sự tích tụ của mảng bám trên răng. Hơn nữa, ăn thức ăn mềm, tránh tác động lực mạnh, cũng như hạn chế rượu, bia và thuốc lá giúp trám răng không bị bong tróc sớm.
Việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ sau khi trám răng giúp tránh được nguy cơ nhiễm trùng, bong tróc, nứt vết trám và duy trì kết quả tốt hơn. Trong một số trường hợp, khi có cảm giác đau đớn hoặc ê buốt sau khi trám răng, bác sĩ có thể sẽ đề xuất việc sử dụng thuốc để làm giảm đi tình trạng khó chịu này.
Chuỗi hệ thống Thế Giới Nha Khoa AB được trao chứng nhận ISO 9001:2015 chuẩn quốc tế về quản lý dịch vụ khám và điều trị.
Để đạt được chứng nhận chất lượng chuẩn quốc tế, Thế Giới Nha Khoa AB không ngừng cải tiến dịch vụ, nâng cấp cơ sở vật chất, sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, đặc biệt luôn đảm bảo yếu tố vô trùng trong điều trị.
Chứng nhận ISO 9001:2015 là thành quả nỗ lực của Thế Giới Nha Khoa AB trong việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng được yêu cầu khắt khe của tiêu chuẩn quốc tế.
Chứng nhận quốc tế ISO 9001:2015 như một lời cam kết của Thế Giới Nha Khoa AB, đây là minh chứng rõ ràng khẳng định chất lượng dịch vụ cách khách quan và minh bạch. Từ đó, có thể giúp khách hàng an tâm trải nghiệm dịch vụ nha khoa đạt tiêu chuẩn quốc tế.