Trồng răng implant có đau không? Nếu đau sẽ ở mức độ nào và khi nào hồi phục? Bạn là người ý định trồng răng sẽ rất muốn biết cảm giác trước và sau khi trồng implant sẽ thế nào? Để giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích và chính xác, Thế giới nha khoa AB đã tổng hợp một số thông tin về trồng răng implant, mời bạn tham khảo bài viết bên dưới nhé!
Trồng răng Implant có đau không?
Khi hỏi trồng răng implant có đau không? Thì câu trả lời chắc chắn sẽ là có, nhưng đau như thế nào mới được gọi là bình thường và đúng với việc đau khi đang cấy ghép răng implant. Sự thật đầu tiên bạn nên biết rằng là trong quá trình cấy ghép implant bạn được gây tê hoàn toàn, và sau đó là có khó chịu, đau ê ê một chút trong suốt quá trình hồi phục, lúc này bạn có thể uống thêm một số sản phẩm hỗ trợ giảm đau theo chỉ định của bác sĩ trước khi trồng răng để giảm đau trong quá trình cấy ghép implant.
Tuy nhiên, lúc đang trồng răng implant bạn cũng nên cho họ biết tình trạng đau của bạn để các bác sĩ biết đó là cơn đau bình thường hay bất thường nhé. Bạn có thể sẽ đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe sau 1-2 tuần sau khi làm thủ thuật, vì đây là thời gian tốt nhất để các triệu chứng dễ thấy nhất qua cảm giác đau của bạn.
Quy trình trồng răng Implant theo chuẩn Y khoa
Để biết các cơn đau khi trồng răng implant của bạn có đúng hay không? Bạn cũng nên biết thêm quy trình trồng răng implant chuẩn Y khoa là như thế nào?
7 bước trồng răng implant chuẩn Y Khoa
Bước 1: Thăm khám và tư vấn chi tiết có nên cấy ghép implant
Bạn muốn cấy ghép implant không phải đến là bác sĩ thực hiện ngay cho bạn đâu nhé. Các bác sĩ sẽ tư vấn về tình trạng răng của bạn có nên cấy ghép implant hay không hoặc giữ lại răng cũ. Việc này rất quan trọng, vì với những bác sĩ “có tâm” họ sẽ luôn xem xét tình trạng răng của bạn, nếu vẫn giữ lại được thì ưu tiên phương pháp điều trị răng thật mà không cần cấy implant.
Ngoài ra, các bạn cũng sẽ được tư vấn thêm về điều trị những chiếc răng khác đang có tình trạng hư tổn, việc này rất quan trọng vì đôi khi những chiếc răng hư tổn kia sẽ gây đau trong lúc cấy ghép implant.
Nếu quyết định của bác sĩ là bạn nên trồng răng implant thì sau khi bạn đồng ý, các bác sĩ sẽ tiến hành những bước tiếp theo sau đây.
Bước 2: Chụp phim CT Scanner 3D
Kỹ thuật chụp phim CT răng, còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính, là một phương pháp sử dụng chùm tia C hình nón để chiếu qua vùng xương hàm thông qua đầu dò và thu tín hiệu xung quanh vùng cần chụp. Sau đó, thông qua máy tính, chúng ta có thể tạo ra hình ảnh ba chiều. Điều này cho phép các chuyên gia y tế, như bác sĩ nha khoa, điều chỉnh các góc quay khác nhau để hiển thị chi tiết rõ ràng về hình dạng và cấu trúc của răng, xương hàm, và vị trí của các yếu tố như ống dây thần kinh. Nhờ đó, họ có thể lên kế hoạch điều trị tốt nhất cho bệnh nhân của mình.
Qua phim chụp đó, bác sĩ sẽ kiểm tra chiều cao và chiều rộng của xương hàm, sau đó lên kế hoạch và chọn kích thước Implant phù hợp. Khi phát hiện thiếu xương, bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép xương trước khi thực hiện việc đặt trụ Implant.
Bước 3: Chuẩn bị các dụng cụ, trang thiết bị phẫu thuật
Đến bước này, khâu quan trọng nhất là thao tác vô trùng tuyệt đối các thiết bị và dụng cụ trong phòng mổ phải hợp theo chuẩn y khoa. Các trợ lý tại phòng mổ sẽ là người trực tiếp phụ trách bước chuẩn bị này, nên cần sự tập trung cao độ để lấy đầy đủ dụng cụ đem đi vô trùng cho bước thực hiện trồng răng implant không xảy ra các sự việc ngoài ý muốn do dụng cụ thiếu hay không hợp vệ sinh.
Bên cạnh đó, các bệnh nhân cần chuẩn bị một tâm lý thoải mái để quá trình cấy ghép implant không bị gián đoạn.
Bước 4: Gây tê giảm đau trước khi phẫu thuật
Gây tê trong quá trình trồng răng implant là một phương pháp vô cảm hóa khu vực tiểu phẫu răng bằng cách sử dụng các loại thuốc tê đặc biệt và xung động thần kinh từ vùng xung quanh đến trung ương để tạm thời làm mất cảm giác đau. Các loại thuốc tê phổ biến bao gồm Bupivacaine, Lidocaine và Prilocaine, được sử dụng để gây tê niêm mạc hoặc gây tê dây chằng.
Tại bước này, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm tổng thể trước khi gây mê toàn thân để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối. Sau đó bác sĩ sẽ gây tê tại vùng cần cấy ghép Implant để bệnh nhân không có cảm giác phải chịu đựng.
Bước 5: Tiến hành cấy ghép implant
Bác sĩ sẽ tiến hành lật vạt và bóc tách niêm mạc bộc lộ xương. Kế tiếp là khoan xương theo kích thước dựng sẵn. Tiếp theo sẽ đưa implant vào đúng vị trí và cuối cùng là đóng vạt lại (với những trường hợp cũng không cần tạo vạt).
Thời gian cấy ghép implant chỉ trong khoảng 15-30 phút/ trụ implant.
Bước 6: Tái khám sau khi trồng răng implant
Sau khi cấy ghép implant thì đây là giai đoạn bạn sẽ cảm nhận rõ rệt nhất về việc trồng răng implant có đau không? Vì lúc này đã hết thuốc tê, các cơn đau sẽ biểu hiện rõ nhất nên bước thăm khám rất quan trọng.
Sau một tuần cấy ghép implant, nướu răng (mô mềm) xung quanh Implant của bạn sẽ lành, đây là thời điểm bạn nên quay lại để tái khám, cắt chỉ, chụp phim kiểm tra. Khám định kỳ sau khi cấy ghép răng là 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng,… Bước này sẽ giúp bác sĩ phát hiện kịp thời các biểu hiện bất thường và điều trị kịp thời.
Bước 7: Phục hình răng sứ trên trụ implant
Sau khi cấy implant, bạn cần chờ thêm một thời gian để răng implant quen dần với xương để sau đó cố định răng sứ. Hiện nay có các loại răng sứ được nhiều người ưa chọn là răng sứ Zirconia, răng sứ Titan, răng sứ Cercon, răng sứ trên sườn hợp kim Crom-cob…
Để chọn được loại răng sứ phù hợp, bạn nên nghe lời khuyên từ các bác sĩ để chọn được loại răng sứ phù hợp với mình
Sau khi biết quy trình trồng răng implant đúng chuẩn là như thế nào? Bạn có thể căn cứ vào đó để khi trồng răng implant có đau không hay đau ở đâu và ở thời gian nào để biết những cơn đau đó là đúng hay gặp vấn đề gì và kịp thời đến gặp bác sĩ.
Cảm giác khi trồng răng Implant
Trong quá trình trồng răng implant, các bạn sẽ được tiêm tê trước khi thực hiện cắm trụ nên lúc đầu bạn sẽ thấy ê ê một tí nhưng sau đó sẽ có cảm giác dễ chịu hơn. Còn trong lúc bác sĩ đang thực hiện bạn sẽ có một chút đau nhưng đó có thể làm do tâm lý bạn ở trong không gian phòng khám, những va chạm giữa các dụng cụ phẫu thuật với răng và nướu là nguyên nhân gây ra cảm giác khi cấy ghép răng implant.
Vậy nên, câu trả lời chính xác cho câu hỏi: “Trồng răng implant có đau không?” là sẽ đau nhưng không phải do lúc cắm trụ mà do những tác động của dụng cụ cắm implant và tâm lý từ không gian phòng khám.
Cảm giác sau khi trồng răng Implant
Nếu như bạn hỏi, sau khi trồng răng implant có đau không? Thì câu trả lời là có và đây là tình trạng hoàn toàn bình thường, điều này cho thấy xương hàm bạn tốt và có phản ứng tích cực với quá trình cấy ghép implant. Sau 1-2 ngày, bạn có thể cảm nhận sự ê ẩm ở cằm, má, hoặc phía dưới mắt. Có thể đi kèm với tình trạng này là việc da và nướu bị thâm tím, cùng với một cảm giác đau nhẹ tại vị trí cấy ghép. Mức độ đau này sẽ thay đổi tùy thuộc vào cơ địa của từng người, nhưng nó sẽ nhanh chóng giảm đi nếu bạn tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau cấy ghép do bác sĩ chỉ định.
Tuy nhiên, nếu tình trạng đau này vẫn diễn ra và kéo dài trong khoảng 5-7 ngày mà không thấy giảm, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay để kịp thời được kiểm tra và điều trị.
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp có thể gây ra tình trạng đau nhức sau khi trồng răng implant:
Vấn đề về sức kháng của răng miệng
Các vấn đề như viêm nướu, viêm nha chu, nếu không được điều trị kịp thời trước khi cấy ghép, có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng hơn sau cấy ghép, dẫn đến cảm giác đau. Thậm chí, nếu các vấn đề về nha chu không được xử lý, có thể gây nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm sau cấy ghép implant. Để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ thường điều trị các vấn đề răng miệng trước khi tiến hành cấy ghép implant để đảm bảo răng của bạn khỏe mạnh và không ảnh hưởng đến quá trình cấy răng implant.
Kỹ thuật không đúng của bác sĩ
Kỹ thuật và kinh nghiệm của bác sĩ là yếu tố hàng đầu đối với thành công của việc cấy ghép implant. Nếu bác sĩ không thực hiện cấy ghép implant đúng vị trí hoặc không theo đúng hướng, điều này có thể gây ra các vấn đề sau cấy ghép, gây đau và không thoải mái.
Lỗi chế tác răng sứ
Răng sứ được đặt lên implant đóng vai trò quan trọng vì là nơi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn khi bạn ăn, vì vậy nếu răng sứ không khớp hoặc không được thiết kế chính xác, nó sẽ gây ra khó chịu và đau đớn.
Để tránh những vấn đề này, hãy chọn một nha khoa uy tín với các bác sĩ có kinh nghiệm trong việc cấy ghép implant để đảm bảo rằng quá trình này được thực hiện đúng cách và bạn không phải trải qua đau đớn không cần thiết.
Với các nguyên do trên làm răng implant của bạn đau thì bạn nên đến ngay bác sĩ để họ có thể điều trị sớm cho bạn. Còn với những nguyên nhân đau bình thường bạn có thể điều trị tại nhà theo lời dặn của bác sĩ hoặc theo cách dưới đây.
Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu?
Cách phục hồi sau khi trồng Implant
Để giảm bớt cảm giác đau và tránh nguy cơ nhiễm trùng sau khi cấy ghép răng implant, quá trình chăm sóc răng miệng cần được thực hiện một cách tỉ mỉ và khoa học. Dưới đây là một số cách phục hồi răng sau khi trồng implant:
Cắn chặt bông gòn giúp đông máu
Sau khi cấy ghép, chảy máu là hiện tượng bình thường. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cắn chặt bông gòn trong khoảng 30 phút để giúp máu đông lại. Trong 1-2 ngày đầu, vết thương có thể vẫn sẽ chảy máu một chút, điều này là bình thường, không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu máu vẫn chảy quá nhiều hoặc kéo dài thời gian dài hơn, bạn nên đến ngay bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Chườm đá lạnh để giảm sưng đau
Sau khi tác động của thuốc tê đã qua, bạn có thể cảm thấy một chút ê đau và sưng nhẹ ở vùng mặt. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng túi đá lạnh để chườm ở ngoài vùng sưng đau. Chườm đá lạnh trong khoảng 3 ngày đầu, sau đó bạn có thể chườm nước ấm để giảm máu bầm.
Uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ
Hãy tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về cách sử dụng thuốc. Bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý uống thuốc không đủ liều/ quá liều hoặc mua các loại thuốc giảm đau khác, điều này sẽ ảnh hưởng không mong muốn đến quá trình lành vết thương sau phẫu thuật, đôi khi gây ra những tác động nghiêm trọng khác.
Ưu tiên các món ăn dạng nước
Trong những ngày đầu sau khi cấy ghép, hãy tiêu thụ nhiều nước và ăn những món ăn có dạng lỏng, dễ nuốt như cháo, súp, yến mạch, và sữa. Hãy bổ sung thêm sinh tố và nước ép trái cây vào chế độ ăn uống của bạn. Trong vòng 2 tuần tiếp theo, khi vết thương đã lành lại, bạn có thể trở lại chế độ ăn uống bình thường, nhưng hạn chế nhai mạnh và tránh cắn xé quá nhiều.
Hạn chế thực phẩm không tốt cho vết thương
Tránh cà phê, nước ngọt, rượu bia, và thực phẩm có nhiều đường bột như bánh ngọt, kẹo, và kem. Hạn chế thực phẩm quá cay nóng, quá cứng, hoặc chứa nhiều acid, vì chúng có thể gây viêm nhiễm và kéo dài thời gian phục hồi. Hãy ngừng hút thuốc sau 4-6 tuần cấy ghép, vì thuốc lá chứa nhiều chất độc hại có thể ảnh hưởng đến quá trình lành thương và trụ implant.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Hãy chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải có lông mềm hoặc bàn chải được thiết kế riêng cho trường hợp trồng răng implant. Chải răng nhẹ nhàng và không áp lực quá mạnh lên vùng cấy ghép. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa xung quanh vị trí cấy ghép và khe răng để ngăn ngừa viêm quanh implant. Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng sau phẫu thuật cấy ghép.
Tránh vận động mạnh
Sau phẫu thuật, hạn chế hoạt động vận động mạnh như tập thể dục hoặc chạy bộ trong ngày đầu tiên. Những hoạt động này có thể làm tổn thương vùng cấy ghép và gây lung lay trụ implant.
Tuân thủ lịch hẹn tái khám
Sau khi cấy ghép, các bệnh nhân nên tuân thủ lịch hẹn kiểm tra và cắt chỉ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Điều này giúp theo dõi tình trạng lành thương và đảm bảo rằng trụ implant tích hợp vào xương hàm một cách bình thường.
Bạn vừa tìm hiểu về trồng răng implant có đau không? Chắc hẳn sau bài viết này bạn sẽ có câu trả lời chính xác về câu hỏi này nhé. Nếu bạn đang tìm một nha khoa uy tín để cấy ghép implant thì đừng bỏ qua Nha Khoa AB nhé! Chúng tôi đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp đã và đang được nhiều khách hàng tin tưởng.